Điều trị thoát vị đĩa đệm ở thời gian mới bị bệnh như thế nào?

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm khi ở dạng nhẹ sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với giai đoạn nặng. Khi thoát vị đĩa đệm ở cấp độ 1, 2 (phồng, lồi đĩa đệm, thoát vị dưới dây chằng dọc sau), trường hợp này các bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn để đảm bảo tính an toàn. Mục tiêu chính của phương pháp này là để ngăn chặn, không cho bệnh có cơ hội phát triển nặng hơn. Đồng thời kết hợp thêm những bài tập chuyên dụng để giúp đưa đĩa đệm trở lại vị trí vốn có của mình.

f:id:thoatvidiadem:20180817185210j:plain

Những phương pháp bảo tồn phổ biến điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay

  • Điều trị vật lý trị liệu bằng các phương pháp dùng nhiệt nóng, xung điện, kéo giãn cột sống để giúp đưa đĩa đệm quay lại vị trí ban đầu.
  • Kết hợp sử dụng các thuốc giảm đau như mobic, mydocalm, paralys, neurobion, novocain,… và một số thuốc tiêm ngoài màng cứng khác.
  • Sử dụng đai lưng cho người thoát vị đĩa đệm.
  • Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, khoa học để tránh được những ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị và phục hồi.
  • Sau quá trình điều trị bảo tồn, với những trường hợp sức khỏe tốt và vừa, hiệu quả chữa trị đạt từ 50% trở lên sẽ được tiếp tục điều trị thêm bằng phương pháp vật lý trị liệu. Còn đối với những trường hợp có diễn biến nặng hơn, tình trạng sức khỏe xấu đi, không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa xem xét, áp dụng phương thức điều trị khác.

Trong đó, phẫu thuật được xem là giải pháp điều trị cuối cùng nếu như các phương pháp bảo tồn không còn đem lại hiệu quả cao cho người bệnh nữa.

f:id:thoatvidiadem:20181129175924j:plain

Bệnh thoát vị đĩa đệm điều trị như thế nào?

Khi điều trị phải lưu ý những điều sau

Thoát vị đĩa đệm dạng nhẹ ngoài việc điều trị, bệnh nhân cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Tạo băng chuyền             
  • Tư thế làm việc sai có thể dẫn đến đau thần kinh tọa
  • Giữ đúng tư thế chuẩn trong sinh hoạt, làm việc dù ở lứa tuổi nào. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân không bị đau mà còn làm bệnh ngăn được sự phát triển của bệnh, đẩy lùi quá trình thoái hóa đốt sống.
  • Hạn chế các vận động mạnh, nhanh, xoay người bất ngờ,… Những tư thế này không những gây hại cho đĩa đệm của bạn mà còn khiến cho bạn dễ gặp phải những chấn thương dây chằng, các cơ quanh cột sống.
  • Bệnh nhân đang trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm thì cũng cần phải tránh khuân vác vật nặng, sai tư thế vì mỗi lần như thế đều gây ra những cơn đau cấp, làm cho bệnh xấu đi rất nhiều.
  • Không được đứng hay ngồi quá lâu ở một tư thế vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống và đĩa đệm của bạn. Cứ sau mỗi 45 phút – 1 giờ bạn phải đổi tư thế 1 lần và kết hợp vận động, thư giãn gân cốt nhẹ nhàng để các cơ không bị căng cứng
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt cần khoa học, điều độ, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cột sống một cách tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích về căn bệnh thoát vị đĩa đệm dạng nhẹ nhưng rất nguy hiểm này. Dựa vào những cách điều trị mà tôi đã nêu trong bài, bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp tối ưu nhất nhé!

>> Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây:

https://thoatvidiadem.net/