Lệch đĩa đệm — Biến thể mới của thoát vị đĩa đệm

Khi bị đau lưng, rất ít ai nghĩ đến việc rằng mình đang bị lệch đĩa đệm cột sống. Chính điều này đã khiến cho không ít người chủ quan, không đi khám sớm mà đến khi bệnh sang giai đoạn nặng hơn thì lúc đó việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn kiến thức về lêch đĩa đệm để từ đó có thể phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

Thế nào là lệch đĩa đệm

 
             
Thế nào là lệch đĩa đệm

Lệch đĩa đệm hay còn gọi là chệch đĩa đệm, là tình trạng mà đĩa đệm dịch chuyển, bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó ở giữa hai đốt sống. Tình trạng này gọi chung là thoát vị đĩa đệm. Đây là một trong các bệnh lý về xương khớp khá phổ biến trong độ tuổi từ 30 – 55. Tuy nhiên, lệch đĩa đệm ngày nay còn diễn ra ở độ tuổi trẻ hơn nếu như có nhiều yếu tố thúc đẩy lệch đĩa đệm xảy ra. Đây là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của cột sống cũng như chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Những ai đang có nguy cơ mắc chứng lệch đĩa đệm

Chứng bệnh lệch đĩa đệm thường xuất hiện ở những nhóm người như sau:

Người cao tuổi

Vì lúc này cấu trúc xương khớp của họ bị yếu dần đi do vấn đề tuổi tác, điều này là không thể tránh khỏi

 
             
Người cao tuổi có nguy cơ cao bị lệch đĩa đệm

Người lao động chân tay nặng

Thường xuyên lao động nặng nhọc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp, cột sống

Người làm việc văn phòng, ngồi lâu

Dân văn phòng thường phải làm việc 8 tiếng trước màn hình máy tính. Nếu như không có sự vận động, nghỉ ngơi thì sẽ làm cho các cơ bị căng cứng, ảnh hưởng đến cột sống, tăng nguy cơ lệch đĩa đệm

Người có những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Những thói quen xấu như gối đầu quá cao khi ngủ, đeo túi nặng về 1 bên vai, thường xuyên vận động sai tư thế, vẹo cột sống sẽ làm tăng khả năng bị lệch đĩa đệm

Người thừa cân, béo phì

Khi bị thừa cân đồng nghĩa với việc cột sống phải chịu thêm 1 phần áp lức, lâu dần sẽ dẫn đến lệch đĩa đệm

Làm sao để điều trị

Việc điều trị lệch đĩa đệm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: vị trí lệch đĩa đệm, giai đoạn của bệnh, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và khả năng vận động, mức độ biến chứng nặng hay nhẹ,… Thông thường, lệch đĩa đệm được điều trị bằng những phương pháp phổ biến như:

  • Phương pháp bảo tồn: gồm có nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… Đây là những cách điều trị khá an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng được cho những người bệnh ở thể nhẹ, sớm phát hiện ra bệnh. Điều trị bảo tồn thường được kết hợp song song với việc sử dụng thuốc giảm đau.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị lệch đĩa đệm như: meloxicam, paracetamol,… và một số thuốc tiêm, thuốc bôi giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng quá liều vì nó có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, dạ dày,…
  • Sử dụng thuốc Đông Y: Dùng các thuốc Đông Y để chữa thoát vị đĩa đệm thường không có tác dụng nhanh như sử dụng các thuốc Tây Y nhưng lại có ưu điểm lành tính, an toàn cho bệnh nhân, hầu như không có các tác dụng phụ. Tuy nhiên phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân.

» https://thoatvidiadem.net/bai-thuoc-nam-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-tu-cay-la-lot.html

Lệch đĩa đệm gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và chất lượng sinh hoạt hàng ngày, kèm theo đó là những nguy cơ gây nên biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Hi vọng với những thông tin hữu ích được cung cấp ở bài viết trên, bạn đã phần nào thấy được sự nguy hiểm của nó để từ đó ý thức hơn trong việc phòng chống để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Tác giả : PGS - Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa

#thoát vị đĩa đệm

#thoatvidiadem.net 

#nguyễn trọng nghĩa