Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lột - Công dụng thần kỳ mà không phải ai cũng biết

Khi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn đang ở mức độ nhẹ thì sẽ được các bác sĩ khuyến nghị điều trị bằng vật lý trị liệu,  bấm huyệt, xoa bóp hay là châm cứu. Và để tăng tính hiệu quả trong việc điều trị bệnh, bạn còn phải kết hợp thêm việc sử dụng thuốc, đặc biết là những bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược vừa an toàn, vừa hiệu quả. Một trong những bài thuốc đó mà không thể không kể đến đó là chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, giúp giảm nhanh những cơn đau nhức là triệu chứng của bệnh và cải thiện được chức năng vận động linh hoạt cho người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết nhé.

------------Xem nhanh bài viết------------

Tác dụng của cây lá lốt

f:id:thoatvidiadem:20180817160628j:plain

Lá lốt tên tiếng anh là Piper lolot, là một loại cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Piperaceae. Cây lá lốt được mọc ở khắp các vùng miền trên cả nước, sinh trưởng chủ yếu là ở những khu vực có đất mềm, tơi xốp và có độ ẩm nhất định. Một cây lá lốt trưởng thành có độ cao từ 30-40cm. Cây mọc thẳng khi còn non còn khi lớn lên sẽ có thân dài ra. Lúc này, cây không mọc thẳng được nữa mà buộc phải trườn trên mặt đất. Lá cây đơn, có mùi thơm đặc trưng, lá có hình trái tim, mọc so le nhau, mặt lá láng bóng và có 5 gân chính phân ra từ cuống lá. Trong tất cả các bộ phận của cây thì phần lá là bộ phận có tác dụng nhất và được dùng nhiều nhất vào các mục đích khác nhau.

Không chỉ dừng lại trong việc làm gia vị chế biến món ăn, lá lốt còn xuất hiện trong nhiều vị thuốc dân gian.

Lá lốt có tính cay, nồng, từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng lá lốt để cải thiện tình trạng đầy bụng, buồn nôn, giảm đau và chữa các vấn đề về xương khớp. Đáng chú ý hơn cả là khả năng cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, đi ngoài ra phân lỏng,…

Lá lốt chữa trị bệnh gì 

f:id:thoatvidiadem:20180817160713j:plain

Công dụng đặc biệt của lá lốt là  kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau... Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số công dụng phổ biến nhất của lá lốt, đã được chứng minh tính hiệu quả của nó

  • Chữa đau mỏi xương khớp khi trời trở lạnh: Lấy 5-10g (hoặc lấy 15-30g lá tươi) lá lốt sau khi được phơi khô, rửa sạch , sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Hãy uống khi thuốc còn ấm, nên sử dụng sau bữa ăn tối. Một liệu trình điều trị tối thiểu là 10 ngày hoặc mới thấy hiệu quả rõ rệt
  • Trị đau bụng do cảm lạnh: Lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch rồi đun với 300ml nước đến khi còn 100ml thì bắc ra. Sử dụng thuốc trong ngày khi còn ấm và nên nhớ uống trước bữa ăn tối để phát huy công hiệu. Dùng liên tục trong 2 ngày.
  • Chữa chứng ra môi ở tay, chân: Chuẩn bị lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào 1 lít nước đun sôi trong 3 phút, khi sôi cho thêm vào mộtít muối. Đợi cho nước ấm thì dùng để ngâm tay và chân vào trong đó. Kiên trì thức hiện liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Chữa bệnh tổ đỉa ở tay: Dùng 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã thì cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi trong khoảng 5 phút rồi vớt bã ra để riêng. Nước được dùng để rửa vùng da bị tổ đỉa, sau đó lau khô rồi mới lấy bã để đắp lên, băng lại. Mỗi ngày thực hiện khoảng 1-2 lần và làm liên tục trong 5-7 ngày.
  • Chữa phù thũng gây ra bởi suy thận: Chuẩn bị 20g lá lốt, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị khoảng 10g. Đem sắc hỗn hợp đó cùng với 500ml nước đến khi còn lại 150ml bắc ra uống thay nước lọc trong ngày. Tốt nhất là nên uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng liên tục từ 3-5 ngày để phát huy hết công dụng.
  • Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
  • Chữa sưng, đau đồi gối: Chuẩn bị lá lốt, ngải cứu mỗi vị khoảng 20g (tất cả dùng tươi). Rửa sạch, giã nát rồi thêm giấm chưng nóng, sau đó lấy hỗn hợp thu được để đắp, chườm nơi đầu gối bị sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị này kéo dài 10 ngày.

Lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm được không

f:id:thoatvidiadem:20180817160758j:plain

Ngoài những công dụng chữa bệnh kể ở phần trên, lá lốt còn được dùng để làm dược liệu rất có lợi cho sức khỏe những người bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, lưu ý răng trong quá trình sử dụng thì không được lạm dụng nó. Bởi vì lá lốt không phải là thuốc đặc trị bệnh, vì thế không thể thay thế hoàn toàn cho các thuốc chữa bệnh khác được. Tốt nhất nên tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia và của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm 3 bài thuốc từ cây lá lốt rất tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như sau:

Bài thuốc số 1:

Nguyên liệu:

  • 30 g lá lốt gồm cả lá, thân, rễ.
  • 30 g đinh lăng.
  • 30 g cây xấu hổ

>> https://thoatvidiadem.net/thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi.html

Tiến hành:

  • Lá lốt rửa thật sạch và để cho ráo nước.
  • Cắt khúc và đem đi phơi khô 2 nắng.
  • Phơi khô cây xấu hổ và đinh lăng .
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước trên vào sắc cùng với 1,5 lít nước và dùng uống mỗi ngày.
  • Mỗi đợt dùng trong khoảng 7 ngày rồi ngừng lại để theo dõi kết quả.
  • Bài thuốc này có tác dụng giảm nhanh các cơn đau khớp, giúp cho khả năng vận động và sinh hoạt của bệnh nhân được linh hoạt hơn. 

Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu:

  • 30 g cỏ xước.
  • 30 g lá lốt.
  • 30 g dền gai.
  • 30 g cỏ ngươi.

Tiến hành:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã được chuẩn bị
  • Đem các nguyên liệu đó đi phơi khô hoặc đem đi sao vàng.
  • Sau khi xong thì cho hết hỗn hợp đó vào ấm sắc thành thuốc uống trong ngày.
  • Thuốc rất dễ uống, có mùi thơm dịu nhẹ, vị không quá đắng.

Bài thuốc số 3:

Nguyên liệu:

  • 30 g lá lốt.
  • 30 g cây mắc cỡ.
  • 30 g hà thủ ô.
  • 30 g thổ phục linh.
  • 30 g thiên niên kiện.
  • 30 g cỏ xước.
  • 30 g sài đất.
  • 30 g sinh địa.

Tiến hành:

  • Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào ấm sắc thuốc để sử dụng trong ngày.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 1 thang.
  • Đây là bài thuốc phù hợp với bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp gây nhiều khó chịu.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong dân gian và truyền lại cho đến tận bây giờ. Bệnh nhân cũng cần phải hết hợp với các biện pháp điều trị khác nữa để tăng độ hiệu quả tối ưu nhất. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh

 

Tác giả : PGS - Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa

#thoát vị đĩa đệm

#thoatvidiadem.net 

#nguyễn trọng nghĩa